PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ?

1.    Khái niệm tập trung kinh tế.

Pháp luật cạnh tranh Việt
Nam hiện nay không đưa ra khái niệm khái quát về hành vi tập trung kinh tế theo
các dấu hiệu bản chất mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế mà nó biểu
hiện.

Cụ thể tại Điều 29 Luật
Cạnh tranh 2018 (sau đây gọi chung là LCT) vẫn giữ nguyên cách thức mô tả hành
vi tập trung kinh tế theo dạng liệt kê hình thức thực hiện, bao gồm: Sáp nhập
doanh nghiệp; hợp nhát doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các
doanh nghiệp; các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, có thể thấy,
cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam về hiện tượng tập trung kinh tế dựa trên
các hình thức biểu hiện cụ thể của nó về cơ bản là tương tự với các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển trên thế giới.

2.    Khái niệm kiểm soát tập trung kinh tế.

Hiện nay, thông qua
chính sách và pháp luật cạnh tranh, Nhà nước đã thực hiện việc kiểm soát các
giao dịch tập trung kinh tế để kịp thời ngăn chặn những tác động làm suy giảm cạnh
tranh của giao dịch . Khi kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế, Nhà nước phải
cân nhắc tính hiệu quả của từng giao dịch.

Như vậy, có thể hiểu kiểm
soát tập trung kinh tế chính là việc nhà nước dùng quyền lực và các thiết chế
phù hợp để kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế diễn ra trên thị trường,
nhằm phòng tránh những tác động tiêu cực của hoạt động tập trung kinh tế.

3.    Khái niệm pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế.

Pháp luật về kiểm soát
tập trung kinh tế bao gồm một hệ thống các quy định của pháp luật cạnh tranh và
các pháp luật có liên quan được ban hành để kiểm soát, ngăn ngừa các hành vi tập
trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh hoặc tiêu hủy cạnh tranh trên
thị trường.

1.    Các hình thức tập trung kinh tế.

Căn cứ Điều 29 LCT có
quy định về các hình thức tập trung kinh tế như sau:

Điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế

1.
Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

a)
Sáp nhập doanh nghiệp;

b)
Hợp nhất doanh nghiệp;

c)
Mua lại doanh nghiệp;

d)
Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

đ)
Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật
.”

Ngoài ra, những hình thức
đầu tư vào doanh nghiệp khác, đến một mức độ nào đó cũng có thể coi là một hình
thức khác của tập trung kinh tế.

2.    Thông báo tập trung kinh tế theo ngưỡng.

Ngưỡng thông báo tập
trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh được xác định dựa trên các tiêu chí: Tổng
tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, tổng
doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế,
giá trị giao dịch của tập trung kinh tế, thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

3.    Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế.

Theo quy định của Luật
cạnh tranh không phải mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị ngăn cản. Cụ thể,
các trường hợp tập trung kinh tế được phân chia vào 3 nhóm sau:

3.1.       
Các trường hợp tập
trung kinh tế được tự do thực hiện.

Căn cứ khoản 1 Điều 13
Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của luật cạnh tranh (sau đây gọi chung là NĐ 35/2020) thì đối với
các trường hợp:

Một là, có tổng tài sản
trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà
doanh nghiệp đó là thành viên dưới 3.000 tỷ đồng trong năm tài chính liền kề
trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Hai
,
có giá trị giao dịch dưới 1.000 tỷ đồng.

Ba
,
thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế dưới
20% trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực
hiện tập trung kinh tế.

Thì sẽ không bị cấm và
không có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế cho Ủy ban
cạnh tranh quốc gia.

3.2.       
Trường hợp tập trung
kinh tế được xem xét chấp nhận.

Đối với các trường hợp
tập trung kinh tế có tổng tài sản/ tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào
trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà
doanh nghiệp đó là thành viên đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính
liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế. Trong trường hợp tập
trung kinh tế có giá trị giao dịch đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên , trường hợp tập
trung kinh tế mà các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế có thị phần
kết hợp đạt từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề
năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế là các trường hợp được xem xét chấp thuận
tập trung kinh tế và có nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế cho Ủy ban cạnh
tranh quốc gia.

Từ đó, Ủy ban cạnh
tranh quốc gia sẽ thẩm định việc tập trung kinh tế dựa trên các nội dung bao gồm
thị phần, mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung
kinh tế, mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, từ đó đưa
ra đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động
tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở quyết định.

3.3.       
Trường hợp tập trung
kinh tế bị cấm.

Đây là những trường hợp
nằm ngoài những biện pháp kiểm soát kể trên. Theo đó, các trường hơp tập trung
kinh tế sẽ bị cấm, và những vụ tập trung kinh tế loại này đều sẽ mặc nhiên bị
vô hiệu.

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế bị cấm là các vụ tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế để từ đó đưa ra những hậu quả pháp lý phù hợp.