Cuộc Chiến Nga – Ukraine Và Lợi Ích Của Các Bên Tương Quan

Khả năng bùng phát chiến sự giữa Nga và Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden lại một lần nữa khẳng định tin tình báo cho thấy Tổng thống Nga Putin đã quyết định tấn công Ukraine trong vài ngày tới. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh cần có những giải pháp đàm phán để hạ nhiệt căng thẳng, tránh thương vong và thiệt hại nặng nề vô ích thông qua áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Cụ thể, Tổng thống Joe Biden nói rằng Moscow đang ngụy tạo để xâm lược nước láng giềng và cảnh báo mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Nga vẫn ở “rất cao.” Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, bà không nghĩ rằng một cuộc xâm lược hoàn toàn chính thức là kịch bản khả dĩ nhất nhưng Nga có thể thực hiện một cuộc đảo chính ở Ukraine, tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc kích động bạo lực mà họ sẽ đổ lỗi cho Kyiv. Đồng thời, Kyiv cũng cho biết một cuộc xâm lược toàn diện khó có thể xảy ra.

Mối quan hệ không thể tách rời Mỹ - Nga - Ukraine (1)

Mỹ – Nga – Ukraine: Mối quan hệ không thể tách rời

Rõ ràng, hành động chủ đích từ phía Mỹ trong bối cảnh này là toạ sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi xem hổ đánh nhau) và tá đao sát nhân (mượn dao giết người) sẽ hợp lý hơn cả bởi động lực và lợi ích đi kèm.

– Về động lực: căng thẳng tại đây sẽ làm gia tăng vai trò và ảnh hưởng của Mỹ sau những thất bại ở Trung Á (như IS là một ví dụ). Vì vậy, cần phải có cái cớ gì đó hợp lý hơn là chủ động trong bối cảnh như hiện tại.

– Về lợi ích: bất ổn gia tăng luôn là miếng mồi béo bở cho các công ty vũ khí của Mỹ cùng những hợp đồng bảo trợ kinh tế kéo theo.

– Phản ứng về phía Nga: vẫn luôn duy trì một thông điệp chủ đạo xuyên suốt “không được kết nạp Uraikne vào Nato”

Bối cảnh hiện tại cho thấy cả hai đều muốn duy trì cục diện như bây giờ càng lâu càng tốt vì những mục đích bao hàm kinh tế lẫn chính trị của mình. Do đó, khi càng kéo dài cục diện như hiện nay sẽ giảm bớt lo ngại về một cuộc động binh chớp nhoáng theo dạng chiến thuật khoanh vùng, vì tất cả các bên đều cho thấy nghi binh là động cơ của đàm phán. Chính vì thế, áp lực từ cuộc chiến quân sự giữa Nga – Ukraine cũng giảm bớt.

Các kịch bản ứng phó từ phía Nga

Các kịch bản ứng phó từ phía Nga

Sau đây là giả định về khả năng bùng phát chiến sự và các lựa chọn của Nga:

  1. Tổng lực trên diện rộng với hơn 1.500 km biên giới

Khả năng xảy ra thấp vì tài lực và vật lực (150.000 lính và khí tài) của Nga đặt trong bối cảnh với Ukraine hiện tại không đủ để làm việc này.

  1. Dùng đảo chính và sức ép quân sự trong nội bộ Ukraine để thiết lập chính phủ thân Nga 

Lựa chọn này có xác suất cũng thấp vì nguồn lực và tài lực của nhóm ly khai này đang tập trung chủ yếu ở các vùng phía đông Ukraine (cộng hoà tự trị) và đã được Nato ” nhắc nhở” nên khó thành công.

  1. Tiến hành chiến dịch quân sự và kĩ thuật chớp nhoáng và ủng hộ nhóm ly khai ở Dosnest và Lungansk gây bất ổn diện rộng ở khu vực này, thậm chí thành lập chính phủ lâm thời và sáp nhập về Nga như đã làm với Crimea vào năm 2014.

Đây là kịch bản khả thi nhất được đánh giá theo xác suất và nguồn lực hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là kịch bản tối ưu nhất có được bằng con đường đàm phán.

Kịch bản tối ưu nhất có được bằng con đường đàm phán

Kết luận

Tổng kết tình hình có thể thấy khả năng trong đầu tháng 3 sẽ có những cuộc đàm phán rõ ràng hơn để giảm bớt căng thẳng leo thang tại khu vực này. Cùng với đó, phương Tây cũng đang cân nhắc các lựa chọn phi quân sự khi cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên sâu sắc. Một quan chức Nhà Trắng cho biết hôm 18/02 rằng việc cấm Nga tham gia hệ thống tài chính SWIFT khó có thể được đưa vào gói trừng phạt ban đầu trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược, xác nhận trong một báo cáo của Reuters.