Các Loại Bảo Hiểm Xã Hội & Cách Tính Mức Đóng BHXH Bạn Cần Nắm Rõ

Bảo hiểm là một trong các quyền lợi cơ bản của người lao động. Nắm rõ các thông tin về bảo hiểm thì bạn mới có thể chắc chắn rằng quyền lợi của mình được đảm bảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các loại bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, cách tính và các mức lương liên quan, bài viết sau của Glints sẽ giúp bạn.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khái niệm của bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

“1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, chúng ta có thể thấy bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách an ninh được tổ chức bởi Nhà nước, đảm bảo thực hiện trên cơ sở văn bản pháp lý và đặc biệt không thể thiếu hiện nay.

Khi đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được đảm bảo bù đắp một phần thu nhập trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập chính vì các lý do như thai sản, ốm đau, quá tuổi lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc tai nạn lao động.

Bảo hiểm xã hội là gì
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách an ninh đảm bảo bạn được bù đắp một phần thu nhập trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập chính.

Có mấy loại hình bảo hiểm xã hội?

Vậy có mấy loại bảo hiểm xã hội hiện nay? Chúng ra có 2 hình thức để đăng ký tham gia: Bảo hiểm xã hội bắt buộcbảo hiểm xã hội tự nguyện.

Với mỗi hình thức sẽ các đối tượng khác nhau, song song với đó là quyền lợi và chế độ phù hợp với từng nhóm đối tượng.

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đây là loại bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo quy định của Nhà nước. Có nghĩa là với mỗi bạn đang đi làm, bạn sẽ cần đóng một phần nhất định của mức lương tháng hoặc lương cơ sở vào quỹ tử tuất và hưu trí.

Loại BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng trở lên.

Thông thường người lao động và chủ doanh nghiệp sẽ cùng chi trả cho BHXH này, và người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng mức chia nhiều hơn.

Tại điều 149 Bộ Luật Lao động, các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Ốm đau – Thai sản (ÔĐ-TS)
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN)
  • Hưu trí (HT)
  • Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong các loại bảo hiểm ở Việt Nam, BHXH tự nguyện là loại mà người tham gia được lựa chọn phương thức đóng và mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ để người tham gia được hưởng chế độ tử tuất và hưu trí.

Có mấy loại hình bảo hiểm xã hội?
Có 2 loại bảo hiểm xã hội: bắt buộc và tự nguyện.

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023 là bao nhiêu?

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam 2023

Trong quá trình làm việc, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động thường được theo dõi song song với bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nên ngoài 8% BHXH bắt buộc, Glints sẽ kết hợp tổng hợp cả mức đóng BHYT và BHTN dưới đây:

Nếu đủ điều kiện và có băn bản được chấp thuận bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.

Đọc thêm: Bị Sa Thải Có Được Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội? Chuẩn Bị Hồ Sơ Hưởng BHXH Một Lần

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Mức đóng BHXH tự nguyện được quy định như dưới đây:

– Mức đóng hàng tháng:

Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn

– Mức đóng 3 tháng:

Mức đóng 3 tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn x 3

– Mức đóng 6 tháng:

Mức đóng 3 tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn x 6

– Mức đóng 12 tháng:

Mức đóng 03 tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn x 12

– Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau  tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

– Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Mức thu nhập đóng BHXH năm 2023

1. Mức lương đóng BHXH bắt buộc

Từ ngày 11/11/2022, mức lương cơ sở năm 2023 đã được quyết định tăng lên 1.800.000 triệu đồng, tăng lên 20,8% so với lương cơ sở hiện hành. Do đó, mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2023 cũng sẽ có sự thay đổi.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Chúng ta sẽ có công thức sau để hiểu được cách tính lương đóng BHXH và mức BHXH:

Mức lương đóng BHXH tối đa = Lương cơ sở hiện hành x 20

-> Mức BHXH tối đa  = Mức lương đóng BHXH tối đa x 8%

  • Từ 01/01/2023 đến 30/6/2023

Với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP), mức lương cao nhất để tính mức đóng BHXH (từ 1/1 – 30/6/2023) sẽ là 29.800.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, mức BHXH đóng tối đa của giai đoạn này là 2,38 triệu đồng/tháng.

Như đã nêu ở trên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, quyết định tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng.

Và theo đó, từ 1/7/2023, mức đóng BHXH tối đa sẽ là 2,88 triệu đồng/tháng.

2. Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện

Mức thu nhập tháng sẽ do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn:

  • Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: 1.500.000 đồng
  • Mức thu nhập cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở:
    • Bằng 29.800.000 đồng (từ 01/01/2023 đến 30/6/2023)
    • Bằng 36.000.000 đồng (từ ngày 01/7/2023)

Đọc thêm: Cách Rút Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Lưu Ý Quan Trọng

Người lao động cần có trách nhiệm với các loại bảo hiểm xã hội.
Người lao động cần có trách nhiệm với các loại bảo hiểm xã hội.

Quyền và trách nhiệm của bạn với bảo hiểm xã hội

Quyền của người lao động

Theo bộ luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, bạn sẽ có quyền và trách nhiệm như sau đối với bảo hiểm xã hội:

Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”

Trách nhiệm của người lao động

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”

Lời kết

Nắm bắt các loại bảo hiểm xã hội và quy định về các chính sách lao động nói chung sẽ giúp ích cho bạn không ít trong quá trình làm việc.

Hy vọng với tổng hợp của Glints, bạn đã hiểu thêm về các loại BHXH hiện hành, cách tính, cũng như trả lời được các thắc mắc như “có mấy loại hình bảo hiểm xã hội”, hay “tính bảo hiểm xã hội như thế nào”.

Tham khảo nguồn:

  1. Bộ luật Bảo hiểm xã hội
  2. Mức đóng BHXH sẽ thay đổi ra sao trong năm 2023?

Tác Giả

tải mẫu cv file word