Cách chức là gì? quy định về cách chức và giáng chức cần biết

Có rất nhiều câu hỏi khác nhau xoay quanh vấn đề cách chức và đối với nhiều người thuật ngữ này còn khá xa lạ. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến cách chức như cách chức là gì? Những hành vi nào sẽ bị cách chức? Các sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức, v.v. Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. 

Cách chức là gì?

Trước hết. cùng Glints tìm hiểu cách chức là gì? Cách chức là thuật ngữ dùng để nói về việc những người có thẩm quyền đưa ra quyết định cho cán bộ, công chức lãnh đạo hay các nhà quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ đó nữa mặc dù chưa hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm. 

Đây là hình thức kỷ luật khi các cán bộ hay công chức lãnh đạo vi phạm pháp luật. Một số trường hợp sẽ áp dụng hình thức cách chức có thể kể đến như: 

  • Đã từng bị giáng chức nhưng tái phạm.
  • Thực hiện không đúng và đầy đủ chức trách, phân công gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Người chịu trách nhiệm để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật nặng mà không có biện pháp răn đe. 
  • Người được bổ nhiệm bằng các phiếu bầu và giấy tờ không hợp pháp. 
Cách chức là người quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ đó nữa
Cách chức là người quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ đó nữa

Đọc thêm: Lương Tháng 13 Là Gì? Quy Định Và Cách Tính Lương Tháng 13

Đối tượng nào bị áp dụng hình thức cách chức?

Hình thức cách chức sẽ áp dụng với các công viên chức và việc cách chức sẽ chỉ được áp dụng với các cán bộ đang giữ các chức vụ trong nhiệm kỳ. Kể từ ngày quyết định cách chức được đưa ra và bắt đầu có hiệu lực, các công chức viên hay cán bộ sẽ không được thực hiện và tham gia các quy trình như quy hoạch, bổ nhiệm hay đào tạo trong vòng 24 tháng. 

Các cán bộ hay công chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hay kỷ luật cách chức do tham nhũng sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo hay quản lý. Sẽ có các mức độ vi phạm khác nhau để xem xét và đưa ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức như sau:

  • Hậu quả nghiêm trọng: hậu quả này có tính chất, tác hại cực kỳ lớn và phạm vi ảnh hưởng rộng đến xã hội cũng như gây ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi khác nhau, dẫn đến bức xúc dư luận giữa công chức và nhân dân, làm mất uy tín của các cơ quan, đơn vị công tác hay tổ chức. 
  • Hậu quả cực kỳ nghiêm trọng: các hành vi vi phạm gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi có mức độ gây hại lớn và tác động xấu đến toàn xã hội cũng như làm bùng nổ các cuộc tranh luận tiêu cực, gây dồn nén và bức xúc đối với các công chức và nhân dân, ảnh hưởng mạnh mẽ đến uy tín của các tổ chức và cơ quan. 
Hình thức cách chức sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm
Hình thức cách chức sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm

Công chức bị cách chức có được tăng lương không?

Dựa theo điều luật 82 Luật cán bộ, công chức có nêu rõ: 

“Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực”. 

Từ điều luật trên đã cho biết, đối với các công chức viên hay cán bộ bị cách chức, thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực. 

Ngoài ra, cuối năm 2019, theo khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019, công chức bị cách chức sẽ không được tham gia hay thực hiện bất cứ kế hoạch đào tạo, quy hoặc, hay bổ nhiệm nào trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật cách chức được thi hành. 

Sau thời gian 24 tháng, nếu công chức cán bộ không vi phạm ở mức độ phải kỷ luật thì sẽ được tiếp tục nâng ngạch, bổ nhiệm. Tuy nhiên, theo khoản 4 điều 82 Luật Cán bộ, công chức, các trường hợp bị hình thức kỷ luật cách chức do tham nhũng sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, hay quản lý. 

Do đó, theo quy định của pháp luật, công chức bị cách chức sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương cho lần kế tiếp lên đến 12 tháng kể từ khi hình thức kỷ luật được thực hiện. 

Theo quy định người bị cách chức sẽ không được nâng lương trong 12 tháng
Theo quy định người bị cách chức sẽ không được nâng lương trong 12 tháng

Khác biệt giữa giáng chức và cách chức là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa giáng chức và cách chức, cùng nhìn sơ qua khái niệm giáng chức là gì nhé! 

Giáng chức là thuật ngữ để chỉ về việc công chức viên hay cán bộ đang giữ các chức vụ lãnh đạo, vị trí quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn. Có thể thấy giáng chức là hình thức kỷ luật nhẹ hơn cách chức. 

Nếu hình thức kỷ luật cách chức không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hay hết thời hạn bổ nhiệm thì đối với giáng chức công chức viên sẽ làm vị trí thấp hơn. Giáng chức và cách chức đều là những hình thức kỷ luật được áp dụng chung cho toàn bộ cán bộ, công chức lãnh đạo hay các vị trí quản lý. 

Đọc thêm: Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì? Những Quy Định Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Bạn Cần Biết

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hình dung và nắm rõ hơn khái niệm cách chức là gì? Đối với một công chức viên thì hình thức kỷ luật cách chức là vô cùng nặng. Để không xảy ra các trường hợp không mong muốn, cán bộ hay công chức viên luôn cần có trách nhiệm và đề cao tinh thần trách nhiệm đối với từng việc hay từng quyết định đưa ra. 

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word