Chiến lược Marketing phân biệt là gì? Lợi ích và cách thực hiện

Marketing là một sân chơi vô cùng rộng lớn. Trong sân chơi ấy, doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều chiến lược khác nhau để tiếp cận khách hàng, mang sản phẩm đến với họ, và từ đó đạt được những mục tiêu kinh doanh lớn hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Marketing phân biệt là gì, so sánh sự khác biệt với những chiến lược marketing khác và đào sau vào cách thực hiện chiến lược marketing “khác biệt” này hiệu quả nhất. 

Chiến lược Marketing phân biệt là gì? 

Marketing phân biệt trong tiếng Anh là Differentiated Marketing. Chiến lược Marketing phân biệt là cách doanh nghiệp tập trung tiếp thị vào hai và có thể nhiều hơn những phân khúc khách hàng hoặc thị trường nhất định. 

Khi tiến hành Marketing phân biệt, thương hiệu sử dụng các cách tiếp cận riêng biệt cho từng phân khúc thay vì chỉ áp dụng một chiến lược marketing duy nhất cho một thị trường mục tiêu. 

Chiến lược Marketing phân biệt thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn chuyên môn hoá sản phẩm và thị trường, chỉ tập trung vào một thị trường ngách cụ thể. 

Ví dụ về một thương hiệu thời trang nghiên sử dụng differentiated marketing để thu hút nhiều hơn một nhóm khách hàng. Không có một mũi tên trúng nhiều đích. Thương hiệu này đã cứu và xác định được những nhóm khách hàng quan tâm và mua sắm sản phẩm của họ bao gồm: nhân viên văn phòng, sinh viên và trẻ em và tung ra những offerings (khuyến mãi, ưu đãi) riêng biệt cho mỗi nhóm khách hàng trên. 

Phân chia khách hàng rõ ràng theo từng nhóm với những đặc điểm tính cách, thị hiếu, hay thói quen mua sắm khác nhau giúp thương hiệu dễ dàng phục vụ họ theo đúng nhu cầu nhất.  

Lợi ích của Differentiated Marketing là gì?

 Phần giải thích định nghĩa Marketing phân biệt là gì kèm một ví dụ nho nhỏ chắc hẳn đã phần nào gợi mở những ích lợi đáng kể mà chiến lược marketing này mang lại. 

Vậy, lợi ích của Differentiated Marketing là gì? 

Tất cả được gói gọn trong 5 gạch đầu dòng sau: 

  • Đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của khách hàng
  • Tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng
  • Tăng doanh thu
  • Cải thiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Doanh nghiệp dễ thích ứng với thay đổi bất ngờ

Đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng

Chia nhỏ từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm hiểu đặc điểm và nhu cầu của họ. Việc đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại hiệu quả hơn là chỉ thực hiện phương pháp marketing chung cho tất cả. 

Doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp vào từng phân khúc khách hàng để tránh lãng phí. 

Ví dụ như ở doanh nghiệp thời trang nêu trên, đối với nhóm khách hàng nhân viên văn phòng với nhu cầu cao về trang phục công sở, doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi tập trung vào các dòng phục trang tương ứng. 

Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn

Marketing phân biệt là công cụ đắc lực để mở rộng lượng khách hàng cho doanh nghiệp bằng việc tiếp cận khách hàng theo các nhóm khác nhau với cách thức khác nhau. 

Thông qua việc cung cấp đa dạng các ưu đãi và chương trình đặc biệt dành cho mỗi nhóm khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận được nhiều hơn khách hàng tiềm năng. 

Đọc thêm: 11+ Kênh Tìm Kiếm Khách Hàng Hiệu Quả Nhất

Tăng doanh thu

Đưa sản phẩm đến với nhiều nhóm khách hàng và thị trường khác nhau, trong đó tập trung đánh đúng vào nhu cầu của mỗi nhóm/thị trường là cách hiệu quả để tăng doanh thu và sau cùng là lợi nhuận. 

Nâng cao lợi thế cạnh tranh 

Một lợi ích khác mà Marketing phân biệt mang lại cho doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh. Nếu sớm triển khai Differentiated Marketing một cách đúng đắn, doanh nghiệp sẽ chiếm ưu thế hơn so với đối thủ chỉ tập trung vào một hoặc hai thị trường ngách. 

Cung cấp đa dạng sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp chiến thắng mọi đối thủ

Dễ thích ứng với thay đổi

Những thay đổi trên thị trường vô cùng khó đoán. Marketing phân biệt trang bị doanh nghiệp những phương án dự phòng để đối phó với những biến động trong ngành. Khi một phân khúc khách hàng hay thị trường không còn đem lại lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn còn những lựa chọn khác. 

Phân biệt Differentiated Marketing, Undifferentiated Marketing và Concentrated Marketing

Differentiated Marketing, Undifferentiated Marketing và Contentrated Marketing là ba chiến lược marketing phổ biến. Sự khác nhau giữa chúng là gì? Chúng ta có thể phân biệt 3 chiến lược này với 4 tiêu chí: thị trường mục tiêu (target markets), định giá sản phẩm (product pricing), sản phẩm cung cấp (product offerings), phân phối (distribution).

Differentiated Marketing Undifferentiated Marketing  Concentrated Marketing
Thị trường mục tiêu  Hai hoặc nhiều hơn hai thị trường/nhóm khách hàng mục tiêu Một lượng lớn khách hàng không phân biệt cụ thể Một thị trường mục tiêu cụ thể
Định giá sản phẩm Giá sản phẩm đa dạng tuỳ theo số từng sản phẩm và loại dịch vụ Đưa gia một mức giá phải chăng cho số lượng giới hạn sản phẩm hoặc dịch vụ Đồng giá cho một loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
Sản phẩm cung cấp Sản phẩm đa dạng và độc nhất ở từng phân khúc Cung cấp số lượng giới hạn sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau Một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cho một thị trường duy nhất
Phân phối Sử dụng nhiều kênh quảng bá khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng thị trường Quảng bá thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, không cụ thể cho một phân khúc thị trường nào cả Thường chỉ sử dụng kênh quảng bá mà khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều nhất

Làm thế nào để tạo nên một chiến lược Marketing phân biệt hiệu quả? 

Các bước tạo ra chiến lược Marketing phân biệt

Với Marketing phân biệt, một thương hiệu có thể tạo ra nhiều chiến dịch để truyền tải thông điệp đến ít nhất hai phân khúc khách hàng. 

Chỉ với việc sử dụng Email Marketing, thương hiệu cũng có thể sáng tạo những thông điệp đi kèm với những ưu đãi khác nhau gửi đến các đối tượng khách hàng khác nhau. 

Để tạo nên một chiến lược Marketing phân biệt hiệu quả, hãy thực hiện các bước sau: 

Bước 1: Xác định khán giả mục tiêu

Bước quan trọng cần làm đầu tiên là xác định rõ khách hàng của bạn là những ai, đặc điểm của họ là gì sau đó nhóm những khách hàng có những đặc điểm giống nhau vào cùng một nhóm. 

Những đặc điểm đó có thể là tuổi, giới tính, nơi ở, tình trạng hôn nhân, công việc, thu nhập, xu hướng mua sắm, v.v. 

Bước 2: Xác định nhu cầu của khách hàng

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để biết được họ thực sự cần gì là bước vô cùng quan trọng để tạo nên chiến lược marketing phân biệt hiệu quả. 

Cách thức nghiên cứu nhu cầu của khách hàng có thể là khảo sát, phỏng vấn, hoặc dùng công cụ phân tích thói quen mua sắm của người dùng để biết được họ thường xuyên mua gì, sản phầm nào giúp họ giải quyết vấn đề, v.v. 

Bước 3: Tạo ra ưu đãi cho từng nhóm khách hàng

Một khi đã biết được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, đã đến lúc để giúp họ nhanh chóng giải quyết “nỗi đau” và thúc đẩy nhu cầu mua sắm bằng cách tung ra một loạt những ưu đãi, chường trình đặc biệt với mỗi sản phẩm. 

Bước 4: Lựa chọn kênh quảng bá phù hợp

Bước tiếp theo là quảng bá sản phẩm cùng các ưu đãi qua các kênh truyền thông phù hợp với từng phân khúc khách hàng. 

Nếu một nhóm khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook, hãy triển khai chiến dịch truyền thông và quảng cáo trên nền tảng xã hội này. 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Marketing phân biệt là gì cũng như cách tạo nên một chiến dịch Differentiated Marketing có hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Đừng quên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Tham khảo: What is Differentiated Marketing?

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word