Yếu tố thu nhập có thể nói là động lực lớn nhất của mỗi người khi tìm đến một doanh nghiệp, một vị trí công việc lâu dài. Tuy vậy, tình trạng công ty nợ lương nhân viên xảy ra khá thường xuyên đặc biệt là sau ảnh hưởng của Covid-19.
Nếu công ty nợ lương thì phải làm sao? Cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Tình trạng nợ lương hiện nay
Tình trạng nợ lương tại Việt Nam hiện nay vẫn là một vấn đề nhức nhối và đang được quan tâm rất nhiều.
Tính đến ngày 27/2/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã báo cáo có 36 doanh nghiệp nợ hơn 74 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động. Đến nay, với gần 18 tỷ đồng tiền lương mới được trả cho 486 lao động, chúng ta vẫn còn 5.493 người lao động bị nợ lương hơn 56 tỷ đồng.
Những nguyên nhân dẫn đến việc công ty nợ lương không trả là do họ thiếu tài chính, gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc chưa đủ khả năng chi trả lương cho nhân viên.
Trong bối cảnh tiêu cực hơn, một số doanh nghiệp “kì kèo” kéo dài thời gian trả lương, thậm chí còn trốn nợ, quỵt lương nhân viên. Việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người đi làm.
Thật vậy, những động lực lớn nhất của những người đi làm là tiền lương, tiền thưởng và những chính sách đãi ngộ của công ty. Thiếu đi thu nhập, đời sống của ai cũng sẽ chật vật và thiếu đi sự cân bằng.
Doanh nghiệp được nợ lương bao lâu?
Người lao động phải được trả lương đầy đủ, trực tiếp và đúng hạn. Theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019,
“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
Thực chất, trong Bộ luật Lao động cũng chỉ rõ rằng doanh nghiệp được phép nợ lương nhân viên với điều kiện nhất định. Cụ thể, theo khoản 4 điều 97 Bộ luật Lao động 2019,
“Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…”
Như vậy, công ty chỉ được phép chậm lương của nhân viên vì lý do bất khả kháng, khi họ đã cố mọi cách nhưng vẫn không đủ khả năng trả đúng hạn. Và thời hạn nợ lương bắt buộc không được vượt trên con số 30 ngày.
Trong trường hợp công ty nợ lương từ 15 ngày trở lên, người lao động sẽ được đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi trả chậm, tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương (theo khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019).
Đọc thêm: Tìm Hiểu Về Phúc Lợi Cho Nhân Viên Khi Đi Làm
Làm gì khi công ty nợ lương?
Nếu công ty nợ lương bạn thì phản ứng sao? Bạn xem các cách đã được tổng hợp và tham khảo từ các nguồn tin lao động sau đây.
1. Thỏa thuận với doanh nghiệp
Việc đầu tiên cần làm khi công ty bạn nợ lương chưa trả là thoả thuận với họ dựa trên hợp đồng lao động. Trong giấy tờ này đã ghi rõ sự thoả thuận của hai bên và những vấn đề phát sinh đều có thể giải quyết dựa trên bằng chứng đó.
Khi công ty tôn trọng quyền lợi của người lao động và bạn tìm được tiếng nói chung với công ty thì phương án này chắc chắn là cách tối ưu. Nhưng trong trường hợp bạn đã đưa ra ý kiến nhưng họ vẫn cố tình không trả lương thì bạn có thể xem đến những bước sau.
2. Khiếu nại
Căn cứ theo Điều 5 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình như sau:
Bạn có thể thực hiện khiếu nại theo Điều 5 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như dưới đây:
- Khiếu nại lần 1: Khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động.
- Khiếu nại lần 2: Khiếu nại lần 2 lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội khi thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1 đã hết và sự việc không được giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý (với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày).
Nếu bạn ở vùng sâu, vùng xa, việc đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý (với vụ việc phức tạp thì không quá 90 ngày).
Trong trường hợp khiếu nại lần 2 cũng không được giải quyết đúng thời hạn, hay không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì bạn (người lao động) có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).
3. Yêu cầu giải quyết tranh chấp do công ty nợ tiền lương
Tham khảo theo luật, đến bước này, bạn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động do công ty nợ tiền lương như sau:
“(i) Giải quyết tranh chấp của hòa giải viên lao động: Người lao động viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động gửi hòa giải viên lao động và thực hiện các quy trình tiếp theo tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
(ii) Lựa chọn giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài lao động hoặc khởi kiện ra Tòa: Trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành (sau khi thực hiện mục 3.(i)) thì người lao động có quyền lựa chọn một trong hai phương thức sau:
Đọc thêm: Các Loại Bảo Hiểm Xã Hội & Cách Tính Mức Đóng BHXH
Tạm kết
Việc bị công ty nợ lương là tình trạng không ai muốn gặp phải. Nhưng trong trường hợp bạn yêu cầu giải quyết nhưng không nhận được cách đáp trả hợp lý, bạn nên đứng lên vì quyền lợi của mình và tìm hiểu các cách khiếu nại, tố cáo để tìm lại công bằng cho công sức lao động của bản thân.
Ngoài ra, đừng quên tham khảo các bài viết khác của Glints Việt Nam để có được những thông tin hữu ích nhé!
Tác Giả