Nhận định về ngành thép trong 6 tháng đầu năm 2022

Tổng quan về ngành thép

Tại Việt Nam, thị trường thép của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2022 đã trải qua đầy sóng gió khi có đã xuất hiện những đợt tăng mạnh vào quý I năm nay, khi đã có lúc đạt mốc 19.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đà tăng đã không giữ được lâu để rồi lao dốc “không phanh” vào quý II khi thị trường trong ngành đã trải qua 7 lần giảm giá liên tiếp. Hiện nay giá thép xây dựng ở nước ta dao động ở khoảng 16.000 đồng/kg.

Tổng quan về ngành thép

Tổng quan về ngành thép

Thực trạng chung của ngành

Theo nghiên cứu của công ty chứng khoán SSI, nhu cầu thép hiện nay đang yếu hơn đáng kể do 3 nguyên nhân chính:

  • Thứ nhất là việc giá thép đang ở mức cao cùng với sự tăng giá của các chi phí nguyên nhiên vật liệu trong xây dựng khác đã khiến cho hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bị đình trệ.
  • Thứ hai là các doanh nghiệp, nhà đầu tư lo ngại về việc giá thép đã tạo đỉnh dẫn đến việc các nhà phân phối đang hầu hết tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho.
  • Thứ ba đến từ các chính sách quản lý tiền tệ được siết chặt hơn với dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản gần đây.
Thực trạng chung của ngành

Thực trạng chung của ngành

Cả 3 nguyên nhân trên cộng với việc tình hình chính trị thế giới đang căng thẳng với xung đột của Nga – Ukraine đã tác động rất lớn tới giá nguyên vật liệu, cũng như có những tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thúc đẩy chi phí logistics tăng cao liên tục.  Tất cả các nguyên nhân và hệ quả trên đã gây những áp lực rất lớn đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay.

Ngoài ra, việc Trung Quốc liên tục duy trì chính sách “Zero Covid” cũng khiến cho nhu cầu sử dụng thép bị tại thị trường của lục địa này bị giảm đáng kể. Trong đó, Trung Quốc đang là một trong những thị trường xuất khẩu chính và lớn nhất của ngành thép nước ta. Mặc khác, việc xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 rất có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp bảo hộ mà EU đã và đang áp đặt lên Việt Nam gần đây. Việt Nam được liệt kê vào nhóm “các nước khác” với hạn ngạch xuất nhập khẩu được dành cho nhóm này chỉ là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng.

Tác động đến ngành thép thế giới

Tác động đến ngành thép thế giới

Tác động đến ngành thép thế giới

Với tình hình chung của ngành thép đang không được thuận lợi và gần đây lại có hiện tượng bất thường với việc dòng chảy của các sản phẩm giá rẻ trong ngành thép của Nga sang khu vực châu Á đã và đang làm chao đảo quá trình thương mại thép diễn ra tại đây. Việc đó đã góp phần đề năng thêm lên các khía cạnh về giá cả và khiến cho các nhà sản xuất trong khu vực phải lên tiếng cảnh báo về việc gây bất ổn thị trường chung và lên các biện pháp nhằm đáp trả thương maị trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Cụ thể là việc Nga đang xuất khẩu nhiều hơn thép về phía Đông khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được công bố với việc phong tỏa các thị trường lớn ở các nước này. Phần lớn thép thặng dư của Nga hiện đang chảy mạnh sang Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong đó là các sản phẩm thép sơ chế được gọi là phôi.

Theo đánh giá của Tokyo Steel, các sản phẩm thép đến từ Nga là những nhân tố hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện trước đây trên thị trường thép phế liệu của khu vực. Cụ thể,  với sự xuất hiện này, giá thép phế liệu tại Nhật Bản đã giảm sâu hơn ¼ so với trước đó vào tháng 4/2022.

Ngoài ra, thép của Nga cũng đã bắt đầu tìm đến khu vực Ấn Độ khiến cho không ít nhà sản xuất trong nước này cảm thấy lo lắng khi Nga dùng cách hạ giá bán sản phẩm xuống để bán các mặt hàng tồn kho trong bối cảnh đang chịu các lệnh trừng phạt đến từ EU. Với tất cả cả những thông tin trên và tình hình chung của ngành thép, ngành thép châu Á đã và đang bị “hỗn loạn” nghiêm trọng trong trật tự trong khu vực.

Tác động đến ngành thép trong nước

Tác động đến ngành thép trong nước

Tác động đến ngành thép trong nước

Tại Việt Nam, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường ngành thép là Hòa Phát cũng đang liên tục gặp phải những khó khăn khi giá cả đầu ra trong ngành liên tục bị giảm sâu bắt đầu từ quý hai đến thời điểm hiện tại và lượng thép tiêu thụ liên tục giảm mạnh.

Giá thép trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã giảm khoảng trên dưới 11% so với mức đỉnh lập được vào tháng 3 năm nay, trong khi đó giá thép HRC cũng đã nối dài chuỗi giảm 25% so với mức đỉnh tháng 4 theo diễn biến của giá thép thế giới. Việc giá thép và giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới liên tục giảm cộng với việc đã xuất hiện thêm những nhân tố mới trên thị trường trong ngành nên khả năng cao là khó khăn sẽ và còn tiếp diễn trong những tháng tới.

Như vậy, 6 tháng cuối năm nay vẫn còn khá nhiều điều tiêu cực và thách thức lớn đối với ngành thép trong nước. Cụ thể, theo nghiên cứu của CTCK SSI Research, tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong ngành thép tại nước ta vẫn sẽ giảm trong các quý tới của năm 2022, tuy nhiên sẽ cao hơn so với mức đáy của giai đoạn thị trường năm 2018 – 2019 do nguyên nhân đến từ ít áp lực hơn trong việc tăng công suất ngành và tỷ lệ nợ đang ở mức an toàn hơn so với giai đoạn trước đó.