Top 7 Công Cụ Digital Marketing Phổ Biến Nhất

Kỷ nguyên kỹ thuật số mở ra cũng là lúc marketing dịch chuyển và không còn chỉ đi theo lối truyền thống nữa. Các công cụ digital marketing cũng ngày càng phát triển hỗ trợ đắc lực cho các marketer trên con đường chinh phục “khách hàng số”. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các công cụ làm digital marketing hiệu quả nhất. 

Digital marketing là gì?

Digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là hình thức giới thiệu sản phẩm và tiếp cận khách hàng thông qua toàn bộ các nền tảng kỹ thuật số, sử dụng internet, và các phương tiện truyền thông xã hội, v.v. 

Digital marketing dựa trên sự tương tác của khán giả trên các nền tảng kỹ thuật số và tiếp cận họ một cách dễ dàng khác mới marketing truyền thống.

digital marketing
Digital marketing

Các công cụ digital marketing  

Có rất nhiều cách và công cụ khác nhau được dùng trong digital marketing. Sau đây là 7 công cụ marketing online phổ biến nhất thời điểm hiện tại. 

1. Content Marketing 

Khi nhắc đến digital marketin, chúng ta không thể nào bỏ qua content marketing. Dù thế giới có được số hoá và nhu cầu tiêu thụ thông tin của con người có nhanh đến đâu, nội dung vẫn là thứ cần được đầu tư một cách chỉn chu nhất. 

Công cụ tìm kiếm của Google hay Facebook cũng đang dần dựa vào chất lượng nội dung mà đề xuất cho người dùng. Chính vì vậy đầu tư vào content marketing, sáng tạo những nội dung chất lượng, thú vị để thu hút người dùng là rất quan trọng. 

Ở các công cụ hay các hoạt động khác trong digital marketing, content vẫn luôn hiện diện. 

2. SEO (Search Engine Optimization)

Bất cứ người làm digital marketing nào cũng cần phải có kiến thức về SEO. Đây là một công cụ quan trọng không thể thiếu giúp nội dung của bạn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm và dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của người dùng. 

Khi tìm triển khai SEO, marketer cần nắm vững kiến thức cũng như các yếu tố quan trọng của SEO như internal links, backlinks, các heading, title, thẻ meta, hình ảnh, v.v. và quan trọng nhất là nội dung. 

Đọc thêm: 3 Khoá Học Về Digital Marketing Cho Người Mới Bắt Đầu

3. SEM (Search Engine Marketing) 

SEM dịch ra tiếng Việt có nghĩa là marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM là hoạt động marketing kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục đích đưa website lên đầu kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng truy cập vào webiste của bạn. Do tâm lý người tìm kiếm thường vào xem những trang đầu trong kết quả tìm kiếm, thường là 10 bài đầu tiên. 

SEO SEM
Sử dụng SEO và SEM trong digital marketing

4. Social Media Marketing 

Social media marketing bùng nổ trong vài năm trở lại đây với sự gia tăng người dùng đến chóng mặt. Facebook, Instagram, Twitter, hay mới nhất là TikTok chính là các nền tảng mạng xã hội phát triển nhất và là mảnh đất màu mỡ cho marketing online. 

Tính đến tháng 4 năm 2022, có đến 2,936 tỷ người dùng Facebook trên toàn thế giới. Lượng người dùng đông đảo không chỉ trên Facebook mà còn trên các nền tảng khác chính là lượng khán giả tiềm năng dễ dàng có thể tiếp cận qua hình thức social media marketing. 

Nội dung tiếp thị trên social media sẽ có đôi chút khác biệt so với các kênh khác. Nội dung nhanh, bắt mắt, độc đáo, gây hài, hay giật gân, v.v. đang là xu hướng và dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng. 

Các marketer khi triển khai marketing trên đồng thời các nền tảng social media cần chú ý đến đặc điểm của mỗi kênh để cá điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp. 

5. Email Marketing 

Email tưởng chừng như là một công cụ cũ rích nhưng vẫn có sức mạnh nếu được triển khai một cách đúng đắn. Tiềm năng của email marketing là vô hạn và sẽ được phát huy nếu marketer biết tận dụng và kết hợp nó với các hình thức digital marketing khác. Theo Statista, đến hết năm 2023 doanh thu từ email marketing ước tính đạt xấp xỉ 11 tỷ đô la Mỹ. 

Lưu ý cho các marketer khi thực hiện email marketing là phải nghiên cứu kỹ insight của người dùng, chọn các quy trình phù hợp và cần thiết. Song song với quá trình triển khai, marketer cần theo dõi, đánh giá, và tối ưu các chuỗi email workflows để đạt được hiệu quả cao nhất.  

6. Pay Per Click (PPC) 

Pay per click (PPC) advertising là hình thức quảng cáo trả phí, trong đó marketer hay doanh nghiệp không trả phí cho lượt xem mà trả phí trên mỗi lượt nhấp của người dùng vào quảng cáo của họ. Hiểu đơn giản đó là việc trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. 

Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến và hữu ích nhất, giúp thúc đẩy thứ hạng của webiste hay ứng dụng trên công cụ tìm kiếm. Việc đo lường kết quả cũng dễ thực hiện. Google Ads đang là nền tảng phổ biến nhất để cài đặt và triển khai PPC. 

Cách thức hoạt động của PPC là các nhà quảng cáo sẽ đăt giá thầu trên các từ khoá cho các nhấp chuột về website hay ứng dụng của họ. Nhà quảng cáo sẽ chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của họ. Đó có thể là một hình ảnh hiển thị, điều hướng người nhấp chuột đến một trang web. 

7. Mobile Marketing 

mobile marketing
Mobile marketing

Mobile là vật bất ly thân đối với rất nhiều người. Càng ngày càng có nhiều hoạt động mà chúng ta có thể làm trên điện thoại mà không cần phải đến nơi trực tiếp. Do đó mobile marketing (tiếp thị qua di động) cũng dần trở nên phổ biến hơn. 

Các hình thức mobile marketing hiệu quả và phổ biến điển hình là 

  • SMS, 
  • Push notifications, 
  • WAP (giao thức ứng dụng không dây), 
  • App-based marketing (marketing trong ứng dụng), 
  • Mobile search ads (quảng cáo tìm kiếm di động), 
  • Sử dụng mã QR code, 
  • In game mobile marketing (tiếp thị trong trò chơi mobile), v.v. 

Kết luận

Trên đây là danh sách các công cụ digital marketing cơ bản mà một doanh nghiệp sử dụng để tăng hiệu quả marketing. Còn rất nhiều các công cụ mới mẻ khác đang được áp dụng do nhu cầu người dùng cũng như sự đổi mới của thị trường. Hãy không ngừng cập nhật để không bị lỗi thời.

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word