Tranh chấp thừa kế là thủ tục tư vấn để chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc kể cả có di chúc. Khi một người chết đi tài sản họ để lại sẽ được chia thừa kế đó là quyền và nghĩa vụ của người được hưởng di sản. Vậy nên phân chia di sản như thế nào để tuân thủ theo quy định pháp luật và bảo đảm quyền lợi các bên?
Hình thức thừa kế theo quy định
Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hình thức của di chúc được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng
Người lập di chúc có quyền cho người được hưởng thừa kế theo di chúc khi người chết có để lại di chúc và di chúc đó có hiệu lực pháp luật, người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế còn sống hoặc cơ quan, tổ chức vẫn còn tồn tại và không từ chối việc nhận di sản.
Thừa kế không có di chúc
Trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc do người đó để lại không hợp pháp thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật. Hoặc trong trường hợp người chết để lại di chúc chỉ chia một phần tài sản còn một phần không chia thì phần không chia sẻ được thực hiện chia thừa kế theo pháp luật.
>>> Xem thêm: Cần phải làm gì khi tranh chấp đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó Toà án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ khoản 7 điều này
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, bao gồm: đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn
- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy đối với các tranh chấp mà tài sản thừa kế là động sản thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ là tòa án nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền. Cần lưu ý, đối với các trường hợp tranh chấp thừa kế là bất động sản (như nhà ở, quyền sử dụng đất) thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản.
Thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Lưu ý: Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Phương thức giải quyết tranh chấp
Những cách giải quyết khi có tranh chấp thừa kế như sau:
- Thương lượng: là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng một bên thứ ba làm trung gian để gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
- Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế theo Khoản 5, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bước 2: Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
- Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
- Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan
Bước 3: Tiến hành hòa giải
Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử
>>> Xem thêm: Thu thập chứng cứ – luật sư sẽ giúp bạn
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế
- Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
- Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.